Quốc phòng và đối ngoại Niue

Niue tự trị trong liên kết tự do với New Zealand từ 3/12/1974 khi người dân tán thành bản Hiến pháp trong một cuộc trưng cầu dân ý. Niue hoàn toàn tự chịu trách nhiệm về đối nội. Công việc đối ngoại của Niue rất bị hạn chế. Chương 6 của đạo luật Hiến pháp Niue ghi rõ: "Không điều gì trong đạo luật này hay Hiến pháp ảnh hưởng đến trách nhiệm của Nữ hoàng New Zealand trong các vấn đề đối ngoại và quốc phòng của Niue"Hòn đảo có một phái bộ đại diện tai Wellington, New Zealand. Niue là thành viên của Diễn đàn các đảo Thái Bình Dương và một số tổ chức khu vực và quốc tế. Mặc dù không phải là thành viên của Liên Hợp Quốc nhưng Niue là một Nhà nước tham gia Công ước về Luật biển của Liên Hợp Quốc, Công ước về Chống biến đổi khí hậu, Hiệp ước Ottawa, Hiệp ước RarotongaNiue được cho là đã thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc vào ngày 12/12/2007. Tuy nhiên, trên phương diện Hiến pháp, không chắc Niue có quyền thiết lập quan hệ ngoại giao với bất kỳ nước nào được hay không. Theo thông lệ, các quan hệ đối ngoại và quốc phòng là trách nhiệm của New Zealand, nước có quan hệ ngoại giao đầy đủ với Trung Quốc. Hơn nữa Thông cáo thiết lập quan hệ giữa Niue và Trung Quốc khác biệt trong quan điểm về vấn đề Đài Loan trong thỏa thuận giữa New Zealand Và Trung Quốc. New Zealand "chấp nhận" quan điểm của Trung Quốc trong vấn đề Đài Loan nhưng chưa bao giờ tán thành tuyệt đối, nhưng Niue "công nhận chỉ có một Trung Quốc trên thế giới, chính phủ Trung Quốc là chính quyền hợp pháp duy nhất trên thế giới đại diện cho toàn Trung QuốcĐài Loan là một bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Trung Quốc" Những người chỉ trích đặt câu hỏi liệu Niue có thể tiếp tục được nhận trợ cấp thông qua liên kết tự do với New Zealand được hay không khi họ bất chấp khuyến cáo của New Zealand và thiết lập một chính sách đối ngoại độc lập.